Van bi inox vi sinh khí nén
Van bi inox vi sinh khí nén là dòng van bi inox 304, 316 điều khiển khí nén sử dụng cho các hệ thống đường ống vi sinh. Nó là sự kết hợp của bộ điều khiển khí nén và van bi vi sinh. Đây là dòng van hoạt động hoàn toàn tự động nhờ nguồn năng lượng khí nén với áp lực cao.
Van hoạt động đóng mở nhanh chóng, chính xác, thay thế hoàn toàn sức người. Điều đó làm tăng năng suất của dây chuyền sản xuất, giảm thiểu chi phí vận hành đi nhiều lần.
Phần van bi có thân van được chế tạo bằng inox vi sinh đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt, được sử lý bề mặt với độ bóng cao. Đảm bảo các điều kiện để hoạt động trong các hệ thống đường ống vi sinh như trong các nhà máy sản xuất thực phẩm, dược phẩm, nước giải khát, v.v….
Các loại Van bi inox vi sinh khí nén
Van bi vi sinh 2 mảnh
Đây là dạng van vi sinh thông dụng và đươc sử dụng phổ biến nhất. Van bao gồm 2 mảnh được kết nối ren với nhau, điều này giúp tăng cường khả năng chống rò rỉ và dải áp lực làm việc của van.
Hai đầu van được thiết kế kết nối clamp để có thể dễ dàng thao tác lắp đặt hoặc thay thế van. Đồng thời cũng đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm của các hệ thống vi sinh.
Van bi 2 thân khí nén on/off
Van bi 2 mảnh inox vi sinh khí nén tuyến tính 4-20mA
Van bi 2 mảnh nối ren khí nén tuyến tính
Đây là dạng van bi vi sinh khí nén ít phổ biến hơn so với dạng 2 mảnh. Nó có cấu tạo gồm 3 thành phần ghép lại với nhau bằng liên kết bulong. Điều này giúp tăng tính tiện dụng của van, khi hỏng hóc ta có thể thay thế từng bộ phận của van.
Hai đầu kết nối với đường ống cũng được thiết kế clamp để dễ dàng thao tác cũng như đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Van bi dạng 3 mảnh có khả năng chịu áp và chống rò rỉ thấp hơn so với dạng 2 mảnh.
Van bi 3 mảnh vi sinh khí nén tuyến tính
Van bi 3PC nối ren khí nén
Được sử dụng để phân nhanh hoặc trộn các đường lưu chất lại với nhau. Van bi vi sinh khí nén 3 ngã có 3 đường dẫn tạo thành hình chữ T. Phần viên bi bên trong được khoét hình chữ L hoặc chữ T. Với chữ L thì van có tác dụng là chia nhánh, từ 1 đường tách ra 2 đường khác nhau.
Chữ T thì có tính đa dụng cao hơn, vừa có khả năng phân luồng, vừa có khả năng trộn các luồng lưu chất lại với nhau. Ba đường kết nối được thiết kế với kết nối clamp giống như các dạng van bi hai ngã thông thường khác.
Van bi 3 ngã vi sinh khí nén
Van bi 3 ngã vi sinh khí nén tuyến tính
Dạng tác động kép AT-DB
Đây là dạng điều khiển được sử dụng nhiều nhất trong các hệ thống. Bộ truyền động khí nén có 2 cửa cấp khí A, B phục vụ cho quá trình đóng và mở.
Van sẽ từ trạng thái đóng sang mở khi ta cung cấp và 1 cổng và chuyển trạng thái từ mở sang đóng khi cấp khí vào cổng còn lại. Vì vậy, dạng này người ta gọi là dạng tác động kép.
Dạng tác động đơn AT-RS
Dạng điều khiển này ít phổ biến hơn so với dạng tác động kép. Do chỉ cung cấp khí ở 1 đường nên người ta gọi là tác động đơn. Bên trong bộ truyền động có chứa các lò xo giúp cố định các piston từ đó cố định vị trí của van.
Các vị trí này sẽ được cài mặc định là thường đóng hoặc thường mở. Khi cung cấp khí nén vào bộ truyền động, áp lực khí nén sẽ làm lò xo bị nén lại, van chuyển đổi trạng thái. Khi ngừng cung cấp khí nén, lò xo được trả về giúp van trở lại vị trí mặc định ban đầu.
Dạng điều khiển tuyến tính.
Điều khiển tuyến tính ở đây chính là điều khiển góc đóng mở của van. Van hoạt động bằng quả bi với góc quay là từ 0~90º tương ứng với vị trí đóng và mở hoàn toàn.
Khi bi van quay ở các góc bất kỳ từ 0~90º sẽ khiến lưu lượng thay đổi tỉ lệ với góc quay này. Vì vậy, người ta gọi đây là điều khiển tuyến tính. Để điều khiển góc quay bất kỳ với các van bi vi sinh khí nén, người ta sẽ lắp đặt thêm một thiết bị riêng biệt gọi là Pneumatic Positoner.
Nó sẽ lắp đặt ở trên đầu của bộ truyền động đối với cả 2 dạng tác động đơn và tác động kép. Nhiệm vụ của bộ điều tiết đó là nhận tín hiệu 4~20mA tương ứng với góc 0~90º. Từ đó điều tiết luồng khí nén cho bộ truyền động, giúp nó điều khiển van bi quay một góc bất kỳ.
Một số phụ kiện lắp đặt cho van bi vi sinh khí nén
Van điện từ khí nén (pneumatic solenoid valve): Thiết bị sử dụng để phân chia luồng khí nén, từ một đường khí ban đầu ta có thể điều khiển để đưa luồng khí vào cổng mong muốn. Thường được sử dụng trong các bộ truyền động khí nén là dạng van 5/2.
Công tắc giới hạn (Limit switch box): Thường được bắt cặp với van điện từ khí nén. Thiết bị này thông báo trạng thái của van về tủ đồng thời điều khiển van điện từ khí nén ngắt luồng khí khi van đã đạt trạng thái đóng hoặc mở hoàn toàn.
Bộ lọc khí nén (Air filter): Lọc sạch luồng khí trước khi vào bộ điều khiển. Luồng khí sạch hơn sẽ giúp bảo vệ các linh kiện bên trong của bộ truyền động. Điều này giúp tăng tuổi thọ đồng thời giảm thiểu việc phải bảo dưỡng định kỳ cho van. Van điều áp khí nén (Pneumatic regulator valve): Dòng van được lắp đặt trước van điện từ khí nén, được sử dụng để điều chỉnh áp lực và lưu lượng luồng khí trước khi vào van.
Bạn muốn nhận khuyến mãi đặc biệt? Đăng ký ngay.