I. Giới thiệu chung van điện từ
1. Khái niệm về van điện từ
Van điện từ (tiếng anh: solenoid valve) là thiết bị tự động đóng mở bằng dòng điện 24VDC, 220VAC được điều hành thông qua cuộn coil điện. Chức năng của loại van điện từ này chính là kiểm soát hiệu quả các dòng chất lỏng, chất khí hoặc hơi nóng dựa vào nguyên lý ngăn chặn sự đóng/mở tác động của từ trường sinh ra trong cuộn dây điện từ (coil điện). Ưu điểm của loại solenoid valve này chính là đóng mở siêu nhanh từ 0,60 giây - 1 giây, ít tốn năng lượng điện, hoạt động hiệu quả, đóng mở chính xác.
Dựa vào thiết kế, nguyên lý hoạt động và chức năng của van điện từ solenoid valve mà người ta chia thành 2 loại đó là van điện từ thường đóng (NC) và van điện từ thường mở (NO). Khi nguồn điện được ngắt (từ trường không được sinh ra) thì trạng thái của van sẽ quay về trạng thái ban đầu. Trên thị trường hiện nay có 2 kiểu đó là 2 cổng (2 ngã) và đặc biệt hơn là loại 3 cổng (3 ngã), điều này cho phép người sử dụng lắp đặt cho nhiều hệ thống đơn giản hay phức tạp khác nhau.
Hiện nay các nghành công nghiệp tự động hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ, thì việc lựa chọn van điện từ ứng dụng cho các hệ thống công nghiệp cho tới sinh hoạt đời sống hàng ngày rất phổ biến trong các nhà máy sản xuất đồ uống, chế biến thực phẩm, dược phẩm, nhà máy xử lý nước sạch, hệ thống lò hơi, nồi hơi, hệ thống khí nén, máy giặt, xưởng dệt nhuộm...
2. Thông số kỹ thuật van điện từ
Vật liệu Inox, gang, thép, nhựa, đồng...
Điện áp sử dụng 24VDC, 220VAC hoặc 12VDC
Áp lực làm việc 10bar, 16bar, 25bar, 40bar, 60bar, 100bar, 150bar
Nhiệt độ làm việc -5 - 230 độ C
Loại van Thường đóng hoặc thường mở
Môi trường sử dụng Nước đa đụng, hơi nóng, khí nén...
Kiểu kết nối Mặt bích, nối ren, rắc co...
Thời gian bảo hành 12 tháng
Giấy tờ chứ chỉ CO~CQ đầy đủ
Xuất xứ Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, G7...
II. Khác nhau giữa van điện từ coid đúc và van điện từ coil không đúc
Để khi lựa chọn được van điện từ đạt chất lượng tốt nhất, phù hợp với nhu cầu của hệ thống thì chúng ta cần phân biệt được coil đúc và coil không đúc có sự khác nhau như thế nào?
Thứ 1: Van điện từ coil đúc kín chống ẩm cực tốt, đạt tiêu chuẩn IP67 kháng nước cực tốt. Đối với loại coil không đúc kín thì dễ bị ẩm ướt, dễ bị nước vào, đạt tiêu chuẩn IP65.
Thức 2: Van điện từ coil đúc khi sử dụng trong thời gian dài (ngâm điện) không bị nóng nên rất an toàn. Ngược lại thì loại coil quấn khi hoạt động trong thời gian dài bị nóng nhanh và dễ bị cháy.
Thứ 3: Về độ bền thì coil đúc có độ bền cao hơn so với loại coil hở.
Thứ 4: Loại solenoid valve coil đúc có khả năng chịu được nhiệt độ cao hơn loại coil không đúc. Do loại coil đúc kín có độ dày và vật liệu chế tạo cao cấp chuyên sử dụng cho nhiệt độ cao.
Thứ 5: Loại coil đúc có thể chịu được áp lực lớn hơn so với loại coil hở (hay còn gọi là coil không đúc). Với thiết kế phần coil đúc và phần thân van có độ dày dặn nhỉnh hơn rất nhiều so với loại van điện từ coil không đúc thông thường.
Thứ 6: Loại van điện từ coil không đúc (coil hở) sẽ có giá thấp hơn so với loại coil đúc bởi thiết kế phần coil khác nhau về chất lượng.
Sự khác nhau giữa van điện từ coil đúc và van điện từ coil không đúc
III. Van điện từ coil đúc và van điện từ coil không đúc có cấu tạo và nguyên lý hoạt động như thế nào?
1. Cấu tạo van điện từ coil đúc và van điện từ coil hở
Về cấu tạo thì cả 2 loại đều được thiết kế như nhau, gồm các bộ phận quan trọng đó là:
Phần coil điện: Có 2 loại đó là dạng coil đúc và coil quấn (coil không đúc)
Trục van: Được thiết kế bằng vật liệu thép không gỉ, di chuyển lên xuống nhờ lực hút của van điện từ và lò xo.
Màng van: làm bằng cao su EPDM, Teflon hoặc PTFE giúp phân cách chất lỏng trào lên cụm điện từ
Lò xo: Chức năng tạo lực đàn hồi tác động lên trục van đẩy đĩa van và trục van trở về vị trí ban đầu.
Piston: Có dạng hình trụ khi có lực tác động piston sẽ di chuyển lên xuống để điều khiển trạng thái đóng/mở van
Đĩa van: Được làm bằng chất liệu chống ăn mòn như thép không gỉ. Là phần trực tiếp ngăn chặn chất lỏng đi qua van.
Thân van: Được chế tạo bằng nhiều chất liệu khác nhau như: đồng, gang, inox, nhựa...Là phần kết nối với đường ống và cho chất lỏng chảy qua.
2. Nguyên lý hoạt động của van điện từ
Van điện từ có 2 cơ chế hoạt động hoàn toàn khác nhau theo loại van thường đóng và van thường mở. Vậy ta cùng tìm hiểu rõ hơn sau đây nhé:
- Van điện từ thường đóng: Khi chưa có nguồn điện cấp vào van sẽ giữ nguyên ở trạng thái đóng hoàn toàn. Cho tới khi có nguồn điện đi qua cuộn coil lúc này từ trường đường sinh ra hút trục van di chuyển lên đồng thời kéo theo đĩa van lên tạo ra khe hở giúp chất lỏng đi qua ta gọi là trạng thái mở. Khi ta ngắt nguồn điện từ lực phản hồi của lò xo sẽ đưa trục và đĩa van trở về trạng thái đóng ban đầu.
- Van điện từ thường mở: Ngược lại với loại thường đóng thì khi chưa cấp điện van sẽ giữ ở vị trí mở, để dóng van ta chỉ cần cấp nguồn điện cho van lập tức van sẽ tự động đóng lại do lực tác động của từ trường và đóng lại khi ngừng cấp điện.
IV. Các loại van điện từ coil đúc và van điện từ coil hở
Van điện từ Round Star
Van điệnt từ hewcho
Van điện từ Hàn Quốc
Van điện từ Nhật Bản
Van điện từ Đài Loan
Van điện từ Trung Quốc
Van điện từ Yacoor
Van điện từ inox
Van điện từ gang
Van điện từ nhựa
Van điện từ đồng
Van điện từ thường mở
Van điện từ thường đóng
Van điện từ nối ren
Van điện từ mặt bích
Van điện từ 24V
Van điện từ 220V
Van điện từ Thỗ Nhĩ Kỳ
Van điện từ Mỹ
Van điện từ Yacoor
Trên đây là toàn bộ thông tin về sự khác nhau của van điện từ coil đúc và van điện từ coil không đúc. Hy vọng thông qua bài viết này bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về loại van điện từ này, từ đó giúp cho quá trình lựa chọn, lắp đặt và sử dụng van trở nên chính xác và hiệu quả hơn. Mọi chi tiết thắc mắc xin liên hệ trực tiếp Hotline 0978671212 hoặc để nhận được tư vấn, hỗ trợ lắp đặt và báo giá van điện từ này nhé.