VAN BƯỚM JAKI KHÍ NÉN TUYẾN TÍNH
Thông số kỹ thuật van bướm điều khiển khí nén tuyến tính
Kích thước van: 50A, 65A, 80A, 100A, 125A, 150A, 200A, 250A, 300A, 400A, 500A,…
Chất liệu van: Gang, nhựa, inox.
Gioăng: EPDM, PTFE.
Trục van: Thép không gỉ.
Cánh van: Gang, inox, nhựa.
Kích thước bộ điều khiển khí nén: GK052, GK063, GK075, GK083, GK092, GK105,….
Chất liệu bộ điều khiển khí nén: Hợp him nhôm.
Chất liệu bộ tuyến tính: Thép không gỉ.
Điện áp sử dụng: 24V, 220V
Tín hiệu vào (Input): 0 – 10V hoặc 4 – 20mA
Tín hiệu ra (Output): 0 – 10V hoặc 4 – 20mA (Option)
Trợ kháng: 250 ± 15 Ω
Áp lực khí nén: 1 ~ 8 kgf/cm2
Chân kết nối khí nén : NPT 1/4″
Chân kết nối đồng hồ áp: NPT 1/8″
Tiêu chuẩn kháng nước: IP67
Độ tuyến tính: ± 1% F.S
Độ trễ: ± 1% F.S
Độ nhạy: ± 0,2% F.S
Tiêu thụ khí nén: 3LPM
Lưu lượng: 80LPM
Cảm biến nhiệt độ làm việc: 0 ~ 180 độ C.
Áp lực làm việc: PN10, PN16.
Môi trường làm việc: Nước, khí nén, hơi, dung dịch, hóa chất,…
Xuất xứ: Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia,…
Bảo hành: 12 – 18 tháng.
Hiện nay, bộ điều khiển khí nén kèm với bộ tuyến tính có thể sử dụng được với hầu hết mọi dòng van bướm với mẫu mã, thương hiệu và chất liệu khác nhau trên thị trường hiện nay. Qua đó giúp cho dòng van bướm điều khiển khí nén tuyến tính này có thể lắp đặt sử dụng phù hợp với đa dạng hệ thống đường ống có mặt trên thị trường.
Đặc biệt là khi chúng ta lắp đặt dòng van cánh bướm điều khiển khí nén tuyến tính này vào hệ thống để sử dụng với những yêu cầu khác nhau, chúng ta sẽ nhận rất nhiều lợi ích từ dòng van này đem lại. Từ khả năng điều khiển đóng mở van hoàn toàn bằng điều khiển tự động hóa đến khả năng kiểm soát và điều tiết dòng chảy bên trong đường ống một cách ổn định và chính xác.
Để giúp các quý khách hàng có cái nhìn tổng quát hơn và rõ nét hơn về dòng van bướm điều khiển khí nén tuyến tính này. Dưới đây là hình ảnh van bướm điều khiển khí nén được nhân viên kỹ thuật tại Công ty XNK HT Việt Nam chúng tôi chụp lại. Các bạn có thể tham khảo qua để có thể biết được dòng van này có hình dáng, cấu tạo như thế nào.
Được sử dụng trong các hệ thống xử lý nước sạch, nước thải ở trong các nhà máy sản xuất, các khu công nghiệp, khu đô thị,…
Van bướm điều khiển khí nén tuyến tính được lắp đặt sử dụng trong các hệ thống cung cấp nước sạch cho các nhà máy, khu chung cư,…
Được sử dụng trong các hệ thống thủy điện, nhiệt điện, bể chứa,…
Hệ thống PCCC ( phòng cháy chữa cháy), hệ thống HVAC ( điều hòa không khí ),…
Sử dụng trong các hệ thống tưới tiêu, hệ thống xăng dầu, hóa chất,…
Các hệ thống nhà máy sản xuất lương thực, thực phẩm, đồ uống cũng được lắp đặt sử dụng dòng van bướm điều khiển khí nén tuyến tính này.
Được lắp đặt sử dụng trong các hệ thống luyện kim, khí đốt, các ngành công nghiệp khai thác khoáng sản, dầu mỏ,…
Van bướm điều khiển khí nén tuyến tính được thiết kế để cung cấp một phạm vi điều khiển rộng, từ đó cho phép điều chỉnh chính xác luồng chất lỏng hoặc khí trong quá trình hoạt động. Điều này đảm bảo sự kiểm soát chính xác và đáng tin cậy của hệ thống.
Thiết kế van bướm tuyến tính và cơ chế điều khiển bằng khí nén cho phép van phản ứng nhanh chóng với tín hiệu điều khiển. Điều này giúp hệ thống đáp ứng tức thì với các yêu cầu điều chỉnh và điều khiển từ bên ngoài.
Van bướm điều khiển khí nén tuyến tính có kích thước nhỏ gọn, giúp tiết kiệm không gian và dễ dàng lắp đặt trong các hệ thống có không gian hạn chế.
Với cơ chế hoạt động đơn giản và ít bộ phận chuyển động, van bướm điều khiển khí nén tuyến tính có tính bền cao và ít hỏng hóc. Điều này giúp giảm thiểu thời gian và chi phí bảo dưỡng, đồng thời tăng tính ổn định và đáng tin cậy của hệ thống.
Với vật liệu chất lượng cao giúp cho van bướm điều khiển khí nén tuyến tính có khả năng chống ăn mòn, chịu được áp suất và nhiệt độ cao, từ đó kéo dài tuổi thọ của sản phẩm.
Van bướm tuyến tính điều khiển bằng khí nén có hiệu suất cao trong việc điều chỉnh luồng chất lỏng hoặc khí, giúp tiết kiệm năng lượng và tối ưu hóa hoạt động của hệ thống.
Đặc điểm cấu tạo của van bướm điều khiển khí nén tuyến tính
Đối với một dòng van bướm điều khiển khí nén bình thường chỉ chắc hẳn chúng ta đều có thể nhận biết được dòng van bướm đó được cấu tạo gồm 2 bộ phận chính đó là bộ đầu khí nén và van bướm cơ. Tuy nhiên, đối với dòng van bướm điều khiển khí nén tuyến tình này còn được trang bị thêm một phận nữa đó là bộ tuyến tính hay còn được gọi là bộ Positioner.
Qua đó, chúng ta có thể dễ dàng xác định được dòng van bướm điều khiển khí nén tuyến tính này hiện nay đang được cấu tạo gồm 3 bộ phận đó là: Bộ tuyến tính, bộ điều khiển khí nén và phần van bướm cơ. Sau đây, mời quý vị và các bạn cùng tham khảo chi tiết những đặc điểm cũng như nhiệm vụ làm việc của từng bộ phận cấu tạo nên dòng van bướm điều khiển khí nén này.
Bộ Positioner là một thiết bị quan trọng trong hệ thống van bướm điều khiển khí nén tuyến tính. Nó hoạt động dựa trên tín hiệu điều khiển Analog 4-20mA hoặc 0-10VDC để điều chỉnh góc mở của van. Tín hiệu này có thể được cung cấp từ tủ PLC hoặc từ các loại cảm biến như cảm biến nhiệt độ, áp suất, hoặc các cảm biến khác có tần số tương tự. Khi đó, bộ tuyến tính – Positioner sẽ nhận tín hiệu này và kích hoạt bộ điều khiển khí nén để điều chỉnh van bướm ở các vị trí mong muốn.
Do đó, bộ tuyến tính – Positioner cho phép van bướm điều khiển khí nén tuyến tính hoạt động trong phạm vi góc mở từ 0-90 độ, và đáp ứng được các yêu cầu điều tiết chính xác và linh hoạt trong quá trình vận hành. Thiết bị Positioner đóng vai trò quan trọng trong việc điều khiển và đồng bộ hóa hoạt động của van bướm và hệ thống điều khiển khí nén.
Với bộ điều khiển khí nén tác động đơn, bên trong có một lò xo thực hiện chức năng đẩy piston khi ngừng cấp khí nén. Khi cấp khí nén cho đầu khí, nó hoạt động và khi ngừng cấp khí nén, lò xo sẽ đẩy piston trở về vị trí ban đầu.
Với bộ điều khiển khí nén tác động kép, cơ chế hoạt động tương tự như sau: Khi cấp khí nén cho đầu khí, các piston sẽ di chuyển kéo trục van xoay chuyển theo hướng chuyển động của trục chuyển động. Để đưa đầu khí trở lại vị trí ban đầu, cần cấp khí nén vào lỗ cấp khí bên cạnh để đẩy piston trở lại.
Các bộ phận này cùng hoạt động để đảm bảo van bướm điều khiển khí nén tuyến tính hoạt động một cách chính xác và hiệu quả trong các hệ thống đường ống. Để hiểu rõ hơn, mời quý vị và các bạn cùng tham khảo qua chi tiết từng bộ phận cấu tạo van bướm ngay dưới đây.
Thân van: Được thiết kế từ các chất liệu đa dạng như gang, nhựa, inox để đáp ứng các yêu cầu làm việc trong hệ thống đường ống. Thân van có nhiều kích thước khác nhau (từ DN50 đến DN600) để phù hợp với các đường ống trên thị trường.
Trục van: Là bộ phận trục tròn nối liền giữa cánh van và bộ điều khiển khí nén tuyến tính. Trục van chịu toàn bộ lực tác động từ bộ điều khiển khí nén và truyền lực đó đến cánh van để thực hiện xoay chuyển van.
Cánh van: Là bộ phận nằm trong thân van, có hình dạng tròn dẹp. Cánh van cho phép dòng chảy lưu thông qua đường ống và có khả năng ngăn chặn dòng chảy hoàn toàn. Chất liệu chế tạo cánh van thường là inox, gang, nhựa.
Gioăng làm kín: Được lắp đặt xung quanh cánh van, gioăng làm kín có chức năng ngăn chặn rò rỉ lưu chất khi van bướm điều khiển khí nén tuyến tính hoạt động. Gioăng làm kín thường được chế tạo từ cao su EPDM hoặc PTFE với độ mềm và độ bền cao.
Bạn muốn nhận khuyến mãi đặc biệt? Đăng ký ngay.